1. Bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD là gì?
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là một dạng rối loạn tâm thần mà có liên quan mật thiết hành vi và suy nghĩ của người bệnh. Đối với những bệnh nhân mắc OCD, họ sẽ lặp đi lặp lại những hành động cưỡng chế xuất phát từ suy nghĩ và nỗi sợ không mong muốn hay nói cảnh khác là nỗi ám ảnh xuất hiện liên tục.
Chẳng hạn đối với vấn đề đã khóa cửa hay chưa, người bệnh sẽ tự hỏi và dự định kiểm tra vài lần. Tuy nhiên người bệnh không thể loại bỏ suy nghĩ này mà ngược lại khiến họ ngày càng căng thẳng hơn. Khi đó họ không thể kiểm soát hành động của bản thân mà phải thực hiện ngay để giải tỏa căng thẳnệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD là gì?
1.1. Có bao nhiêu người mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế?
Theo Tổ chức OCD thế giới, hiện nay số người mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế chiếm khoảng 2% dân số trên thế giới. Có thể thấy con số này có thể lên đến hàng trăm triệu người đang hàng ngày đối mặt với căn bệnh này.
Căn bệnh này không hề hiếm gặp, thực tế nó cực kỳ phổ biến và tồn tại ở nhiều dạng khác nhau. Đặc biệt OCD không phân biệt độ tuổi hay giới tính. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế tồn tại xung quanh bạn dày đặc hơn bạn nghĩ.
Có thể người thân hay bạn bè hay chính bản thân bạn đang mắc căn bệnh này. Thống kê trên chỉ mang tính tương đối vì số lượng người mắc OCD có thể cao hơn bởi xu hướng nhiều người che giấu các hành vi cưỡng chế của bản thân hoặc không biết OCD là gì.
1.2. Triệu chứng thường gặp của OCD là gì?
Mặc dù là loại bệnh khá phổ biến, tuy nhiên nhiều người thường bỏ qua các triệu chứng của OCD đơn giản vì họ không biết các triệu chứng của OCD là gì hoặc không thực sự để tâm đến các triệu chứng này. Vậy các triệu chứng thường gặp của OCD là gì?
Thực tế các triệu chứng của rối loạn ám ảnh cưỡng chế dựa trên các ám ảnh và hành vi cưỡng chế chẳng hạn như sau:
Các ám ảnh thường xảy ra:
- Thường xuất hiện các hình ảnh ám ảnh về bạo lực;
- Ám ảnh về bản thân có thể làm hại người khác hoặc bản thân sẽ làm điều gì đáng xấu hổ;
- Nhận trách nhiệm về bản thân cho những điều sai trái hay tồi tệ xảy ra;
- Quan tâm quá mức đến vấn đề chất thải, chất bẩn hay vi khuẩn;
- Lo lắng thái quá về vấn đề sức khỏe và các chất gây ô nhiễm.
Các hành vi cưỡng chế:
- Có các hành động thức giấc vào buổi đêm để kiểm tra các thiết bị đã tắt, cửa đã khóa chưa,…
- Thường sắp xếp đồ đạc vật dụng theo một trật tự nhất định để giảm bớt cảm giác lo âu;
- Có hành động rửa tay liên tục vì lo sợ nhiễm trùng.
Thực tế bệnh nhân mắc bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế không muốn thực hiện hành vi này những không thể kiểm soát được. Điều này gây bất tiện cho bệnh nhân vì nó lặp đi lặp lại chiếm phần lớn thời gian trong ngày và khiến họ ngày càng căng thẳng. Vì vậy nếu bạn nhận thấy bản thân có các triệu chứng trên, bạn có thể tìm đến và nhận lời khuyên từ các bác sĩ tâm lý hay các chuyên gia trong lĩnh vực.
1.3. Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nhiều người biết được triệu chứng OCD là gì nhưng xuất phát từ tâm lý ngại đi khám bệnh hay không muốn để ai biết về căn bệnh ám ảnh cưỡng chế của mình nên không đi gặp bác sĩ. Tuy nhiên điều này khiến bệnh có xu hướng ngày càng nghiêm trọng hơn.
Khi chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế của bạn đã gây ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống của bạn thì nên gặp bác sĩ để. Ngoài ra nếu bệnh xuất hiện các triệu chứng về thể chất chẳng hạn như đau ngực hay xuất hiện ý định giết người, tự tử, vấn đề cấp thiết ngay lúc này là đến cơ sở y tế hay các phòng khám để được chẩn đoán và trị liệu càng nhanh càng tốt.
2. Nguyên nhân gây bệnh OCD là gì?
Hiện vẫn chưa có kết luận chính xác liệu nguyên nhân của căn bệnh rối loạn cưỡng chế OCD là gì. Song có một số yếu tố có thể ảnh hưởng gây ra bệnh trên chẳng hạn như chấn thương đầu, nhiễm trùng, não gặp bất kỳ bất thường nào hay thậm chí do gen.
2.1. Những ai thường mắc phải rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)?
Theo một số thống kê, nghiên cứu là nguyên nhân mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD, các nhà khoa học nhận thấy số người mắc OCD thường nằm trong khoảng dưới 20, những người này thường trải qua một số sự kiện căng thẳng nào đó trong cuộc sống. Ngoài ra triệu chứng của bệnh chỉ có thể sử dụng các phương pháp điều trị khác nhau để cải thiện chứ không thể chấm dứt hoàn toàn.
2.2. Những yếu tố làm tăng nguy cơ OCD là gì?
Thông thường các yếu tố di truyền và tác động của môi trường bên ngoài tăng nguy cơ mắc bệnh OCD:
- Bố mẹ hoặc người thân trong gia đình có tiền sức mắc OCD làm tăng nguy cơ mắc OCD của bạn;
- Đối với những người đã từng trải qua các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống và những người có xu hướng phản ứng mạnh mẽ với những căng thẳng thì có nguy cơ mắc OCD cao hơn những người khác.
Nguyên nhân gây nên OCD là gì?
Nguồn: copy