1. Khái quát về bệnh Herpes
Trước tiên để biết được cách chữa trị bệnh herpes, người bệnh và gia đình cần tìm hiểu một cách khái quát về bệnh herpes là gì từ đó lên kế hoạch chữa trị và theo dõi sát sao người bệnh.
Khái quát về bệnh Herpes
1.1. Bệnh herpes là gì?
Bệnh Herpes là một loại bệnh có khả năng lây truyền cao. Bệnh này gây ra các vết phồng rộp ở vùng môi miệng hay vùng bộ phận sinh dục. Thực tế đây là một loại bệnh không quá nguy hiểm song đôi khi bệnh herpes gây ra những biến chứng khôn lường.
Thực tế bệnh này có thể lây truyền theo nhiều con đường khác nhau. Đến nay các nhà khoa học đã tìm ra hai loại bệnh Herpes Simplex Virus bao gồm:
- Bệnh Herpes loại 1: loại bệnh đầu tiên gây ra các vùng lở loét trên môi miệng và mắt. Virus lan truyền khi nước bọt của người bệnh tiếp xúc với người khác hoặc bắn vào vết thương hở. Một số trường hợp bệnh herpes loại 1 có thể gây ra phồng rộp tại vùng sinh dục tuy nhiên đa phần tình trạng này gây ra bởi virus HPV loại 2.
- Bệnh Herpes loại 2: bệnh herpes loại 2 gây ra các vết lở loét quanh bộ phận sinh dục và trực tràng. Đa phần các vết lở loét thường được tìm thấy dưới thắt lưng. Bệnh này lan truyền bằng đường tình dục.
Bên cạnh các vết phồng rộp trên môi miệng hay bộ phận sinh dục, bạn có thể nhận biết bệnh herpes thông qua một số triệu chứng như miệng đau dẫn đến khó khăn trong sinh hoạt và ngủ nghỉ. Đau họng hay sưng hạch ở cổ cũng là biểu hiện của bệnh herpes. Ngoài ra đối với trẻ nhỏ, bạn nên lưu ý nếu trẻ bị chảy nước dãi.
Đối với những người lần đầu nhiễm virus HSV, có thể triệu chứng nổi mụn rộp không xuất hiện. Tuy nhiên nếu có mụn ra lan khắp nơi bên trọng miệng. Thông thường những lần nhiễm bệnh sau sẽ nghiêm trọng hơn lần trước.
Sau khi nhiễm bệnh herpes, virus HSV không mất đi mà tồn tại trong cơ thể người bệnh suốt quãng đời còn lại. Nói cách khác bệnh này sẽ tái đi tái lại ở bệnh nhân. Thông thường giải đoạn tiền phát của bệnh herpes sẽ từ 6 – 48 giờ đầu chưa có bất kỳ biểu hiện mụn. Sau đó bệnh nhân sẽ cảm thấy ngứa, nhức và căng nóng ở vùng bị nhiễm bệnh.
1.2. Bệnh Herpes có lây không?
Virus HSV gây ra bệnh Herpes thường xâm nhập trực tiếp vào cơ thể người bệnh qua vùng da xung quanh miệng. Người bình thường khi tiếp xúc gần với người bệnh mà bị tiếp xúc với chất dịch hay vết phồng của người bệnh chẳng hạn như ăn uống chung hay dùng chung vật dụng vệ sinh, hôn bệnh nhân,… Mặc dù đa phần bệnh nhân có biểu hiện phồng rộp ở môi miệng tuy nhiên bệnh herpes cũng có khả năng lây đến các vùng khác trên cơ thể.
Bệnh Herpes có lây không?
1.3. Bệnh Herpes nguy hiểm ra sao?
Mặc dù là một chứng bệnh có thể tự khỏi và không gây quá nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, song trong một số trường hợp bệnh herpes có thể gây ra các biến chứng chẳng hạn như:
- Viêm nướu răng – miệng cấp tính, tình trạng này thường xảy ra đối với trẻ từ 1 – 5 tuổi.
- Bệnh herpes gây loét giác mạc, kết mạc làm tăng khả năng mù lòa ở bệnh nhân nếu không được chữa trị kịp thời.
- Herpes có thể dẫn đến viêm màng não dạng herpes cấp tính đe dọa đến tính mạng người bị nhiễm bệnh.
- Một biến chứng nguy hiểm khác của bệnh herpes là biến chứng phát ban dạng thủy đậu. Kèm theo đó là các triệu chứng cơ thể suy nhược, cảm thấy ớn lạnh hay nổi mụn nước. Bệnh có thể lan rộng lở loét kéo dài và gây ra bội nhiễm khuẩn vi trùng Staphylococcus hay Streptococcus
- Hồng ban đa dạng là hiện tượng phát ban dọc các tay chân ở dạng sần chứ không phải mụn nước.
- Ngoài ra còn có nhiều loại biến chứng khác như viêm gan, viêm khớp. Trẻ sơ sinh nếu mắc phải bệnh herpes loại 2 thì dễ gặp các biến chứng hơn so với loại 1. Ngoài ra các biến chứng của các lần khởi phát về sau sẽ ít xảy ra hơn so với sơ phát.
2. Điều trị bệnh Herpes môi
Hiện nay vẫn chưa có cách chữa trị triệt để bệnh herpes cũng như cách để tiêu diệt hoàn toàn virus HSV. Thông thường bệnh herpes sẽ tự khỏi trong vòng từ 1 – 2 tuần. Tuy nhiên để giảm thời gian mắc bệnh và ngăn chặn các biến chứng của chứng bệnh này gây ra bạn nên điều trị bằng thuốc. Việc sử dụng thuốc của bệnh herpes tùy thuộc vào tình trạng bệnh xơ phát hay tái phát từ đó ngăn chặn nguy cơ phát bệnh.
Để điều trị bệnh Herpes, bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân sử dụng các loại thuốc uống kháng virus để giảm đau và giảm thời gian lành bệnh. Đối với tình trạng bệnh herpes tái phát, thuốc mỡ hay kem bôi cục bộ sẽ có tác dụng giảm ngứa và rút ngắn thời gian lành bệnh.
Ngoài ra thuốc kháng virus được bán theo đơn có tác dụng tích cực đối với bệnh tình của bệnh nhân trong giai đoạn khởi phát. Thuốc này thường ít có tác dụng đối với các loại mụn rộp sưng to.
Bạn nên sử dụng thuốc trị bệnh herpes hàng ngày để cải thiện chất lượng sinh hoạt. Đặc biệt đối với những người thường xuyên tái phát bệnh, thường xuyên sử dụng thuốc trị herpes nhằm đảm bảo hạ thấp tần suất phát bệnh.
Nếu người bệnh có hệ miễn dịch suy yếu hoặc đang phát bệnh, bạn cần đến khám tại các cơ sở y tế để được chỉ định sử dụng thuốc phù hợp nhằm giảm thiểu kiểm soát các triệu chứng tái phát. Ngoài người đối với những đối tượng có hệ miễn dịch yếu, bạn cũng cần phải tìm đến kháng sinh để tránh tình trạng bội nhiễm vi khuẩn.
Giai đoạn đầu khi mắc bệnh herpes sẽ gây đau đớn cho người bệnh và khó khăn trong sinh hoạt. Đối với bệnh nhân là trẻ em, các vết lở loét trong miệng có thể gây ra khó khăn trong việc ăn uống. Bạn có thể bổ sung cho trẻ đầy đủ nước nhằm giảm tình trạng mắt nước. Đặc biệt bạn nên cân nahwcs súc miệng mạnh để giải quyết các triệu chứng ngay từ đầu.
Điều trị bệnh Herpes môi
Nguồn: copy