Cách nhận biết bệnh Epilepsy là gì?
1. Bệnh động kinh Epilepsy là gì?
Bệnh động kinh hay còn gọi là Epilepsy là một rối loạn thần kinh trung ương khiến hoạt của não bị thay đổi gây nên các cơn co giật hoặc gây ra cảm giác bất thường đôi khi là mất ý thức trong khoảng thời gian ngắn.
Thực tế bệnh epilepsy có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Epilepsy không có sự phân chia về độ tuổi hay giới tính, dân tộc. Tuy nhiên trẻ em là đối tượng thường mắc bệnh động kinh hơn những người lớn. Mặt khác epilepsy cũng có tính di truyền.
Bệnh động kinh Epilepsy thường được chữa trị chủ yếu bằng thuốc hay các phẫu thuật giúp kiểm soát cơn động kinh. Bệnh này có thể khỏi đối với một số đối tượng nhưng sẽ xảy ra suốt đời đối với một số đối tượng khác. Thông thường tình trạng động kinh của trẻ sẽ được cải thiện thông qua sự tăng dần về tuổi tác.
Các biến chứng của epilepsy có thể gây ra tử vong hoặc các cơn vắng ý thức khó kiểm soát. Một số trường hợp nặng hơn có thể gây tổn thương não vĩnh viễn hoặc tử vong, đột tử,… Tuy nhiên tỷ lệ biến chứng gây tử vọng của động kinh epilepsy khá thấp.
1.1. Nguyên nhân bệnh Epilepsy là gì?
Mặc dù các nhà khoa học vẫchưa khám phá hết hoàn toàn nguyên nhân gây ra bệnh động kinh Epilepsy là gì nhưng vẫn có một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng epilepsy như sau:
- Di truyền: epilepsy đã được chứng minh có yếu tố di truyền. Các nhà khoa học liên kế một số trường hợp động kinh với một nhóm gen cụ thể. Mặc dù vậy đây chỉ là nhân tố tác động đến tình trạng động kinh. Đối với một số người nhạy cảm với điều kiện môi trường, các gen đặc biệt này khiến cơ thể gặp tình trạng động kinh.
- Chấn thương sọ não: một số chấn thương do tai nạn giao thông hay một số chấn thương khác có thể gây nên các cơn động kinh.
- Các bệnh gây tổn thương não: một số bệnh nguy hiểm có biến chứng gây nên các cơn động kinh chẳng hạn như u não hay đột quỵ. Theo thống kê số người bị epilepsy trên 35 tuổi đều xuất phát từ đột quỵ.
- Bệnh truyền nhiễm: một số bệnh truyền nhiễm có thể gây ra epilepsy chẳng hạn như viêm màng não, AIDS,…
- Chấn thương sau sinh: cơ thể của trẻ em sau sinh rất nhạy cảm với môi trường xung quanh. Nhiều trường hợp trẻ chịu tác động từ chế độ dinh dưỡng kém, thiếu oxy hay tình trạng nhiễm trùng làm tăng nguy cơ mắc bệnh bại não và động kinh.
Ngoài ra rối loạn phát triển chứng tự kỷ cũng khiến trẻ bị động kinh epilepsy.
Nguyên nhân bệnh Epilepsy là gì?
1.2. Đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh Epilepsy là gì?
Mặc dù epilepsy có thể xảy ra đối với bất kì người nào, tuy nhiên tỷ lệ nhóm đối tượng như sau có nguy cơ mắc chứng epilepsy cao hơn:
- Bệnh epilepsy thường xuất hiện ở trẻ em và người lớn tuổi. Tuy nhiên bệnh này có thể xảy ra đối với bất kỳ độ tuổi nào.
- Những người có người thân có tiền sử mắc bệnh epilepsy thì có nguy cơ mắc rối loạn co giật cao hơn so với những người bình thường khác.
- Những người bị chấn thương sọ não.
- Người bị đột quỵ hay các bệnh mạch máu khác thường kèm theo tổn thương não gây ra bệnh epilepsy.
- Người lớn tuổi bị sa sút trí tuệ dễ có nguy cơ mắc epilepsy
- Tương tự như đột quỵ, các bệnh nhiễm trùng não cũng gây tổn thương não làm tăng nguy cơ gây ra các cơn động kinh.
- Trẻ khi bị sốt cao khi còn nhỏ có thể liên quan đến chứng epilepsy. Nguy cơ mắc bệnh động kinh epilepsy cao hơn nếu trẻ bị co giật kéo dài.
1.3. Bệnh động kinh epilepsy có chữa khỏi không?
Bệnh động kinh epilepsy có thể chữa khỏi đối với một số ít trường hợp. Đa phần các trường hợp này đã được dùng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật. Thông thường các bác sĩ sẽ bắt đầu với phương pháp sử dụng thuốc để giảm động kinh. Đối với các trường hợp thuốc không có tác dụng cải thiện tình trạng, bác sĩ sẽ đề xuất phẫu thuật hoặc thực hiện một số biện pháp trị liệu khác.
1.4. Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh epilepsy là gì?
Để nhận biết chứng bệnh động kinh Epilepsy, bạn cần dựa trên các dấu hiệu và triệu chứng epilepsy như sau:
- Người bệnh nhầm lẫn tạm thời
- Nhìn chằm chằm
- Người bệnh đột nhiên mất ý thức
- Khó kiểm soát được các chuyển động co giật của tay và chân
- Có các triệu chứng tâm linh
Ngoài ra triệu chứng của động kinh epilepsy còn bao gồm nhiều triệu chứng khác chưa được liệt kê chẳng hạn như mất thăng bằng, ngại giao tiếp,… Nếu bạn nhận thấy bản thân xuất hiện các triệu chứng nêu trên, vui lòng đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán sơ bộ.
Tình trạng co giật ở người có thể gây ra một số nguy hiểm cho bản thân họ và cả những người xung quanh chẳng hạn như té ngã, đuối nước, tai biến trong thai kì và cả tai nạn giao thông,…
2. Phòng ngừa bệnh động kinh epilepsy
Não là bộ phận nhạy cảm quyết định sự sống và khả năng hoạt động của con người, bất kì tổn thương nào có thể gây nên nhiều biến chứng khôn lường bao gồm cả động kinh. Vì vậy bạn nên phòng ngừa bệnh này để tránh mắc các chứng bệnh liên quan rối loạn thần kinh bằng các cách sau:
- Thắt dây an toàn khi đi xe và đội mũ bảo hiểm khi ngồi xe đạp, xe máy.
- Trang bị các trang bị bảo hộ lao động đối với các công việc có nguy cơ chấn thương đầu cao.
- Trẻ em khi bị sốt trên 38,5 độ thì nên sử dụng thuốc giảm sốt hạn chế các cơn co giật. Cẩn thận tránh để trẻ bị sốt nếu trẻ có tiền sử bệnh động kinh epilepsy.
- Tập thể dục đều đặn, tránh xa thói quen lạm dụng các chất kích thích như bia rượu và thuốc lá, chế độ ăn uống hợp lý.
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh epilepsy là gì?
Nguồn: copy